Categories: Sửa chính tả

Giậm chân hay dậm chân đúng chính tả?

Giậm chân hay dậm chân đều có cách phát âm tượng tự nhau khiến nhiều người không biết sử dụng từ nào mới đúng. Kiểm tra lỗi chính tả ngay cùng VanVN để biết đáp án chính xác và hiểu rõ ý nghĩa của từ.

Giậm chân hay dậm chân? Từ nào đúng chính tả

Giậm chân và dậm chân đều là hai từ viết đúng chính tả. Trong đó từ giậm chân thường được sử dụng phổ biến hơn trong đời sống hàng ngày.

Giậm chân và dậm chân là hiện tượng lưỡng khả của từ

Giậm chân nghĩa là gì?

Giậm chân là động từ mô tả hành động nhấc chân lên cao, sau đó nện mạnh xuống đất. Động từ này thường dùng để thể hiện cảm xúc tức giận hoặc nuối tiếc về một điều gì đó.

Ví dụ:

  • Ông ấy giậm chân thật mạnh xuống đất với thái độ tức giận.
  • Cả lớp xếp thành hai hàng dọc để giậm chân đi đều.

Dậm chân nghĩa là gì?

Dậm chân xuất hiện trong từ điển tiếng Việt của Hồ Ngọc Đức, cũng mang ý nghĩa là nâng cao chân lên rồi nện mạnh xuống đất.

Ví dụ:

  • Cả lớp dậm chân tại chỗ trong vòng 10 phút.
  • Cô ấy dậm chân thật mạnh xuống đất khi cậu con trai làm vỡ chiếc bát trên bàn.

Giẫm đạp hay dẫm đạp từ nào đúng chính tả?

Giẫm đạp và dẫm đạp đều là hai từ viết đúng chính tả. Tương tự như giậm chân hay dậm chân thì bạn có thể sử dụng giẫm đạp hay dẫm đạp đều được.

Hai cụm từ này có nghĩa là dùng chân để chà đạp lên một vật nào đó. Hiểu theo nghĩa bóng thì là dùng những từ ngữ, hành động để chà đạp lên lòng tự trọng, nhân cách của người khác.

Ví dụ:

  • Bạo động xảy ra khiến mọi người giẫm đạp lên nhau chạy thoát.
  • Những chú bò đang dẫm đạp lên cánh đồng cỏ xanh mướt.

Dẫm chân hay giẫm chân từ đúng chính tả?

Dẫm chân hay giẫm chân cũng là hai từ viết đúng chính tả. Tuy nhiên, giẫm chân được sử dụng phổ biến trong cộng đồng tiếng Việt.

Hai cụm từ này cũng có nghĩa là dùng chân để chà đạp lên một vật nào đó. Một số câu thường sử dụng hai cụm từ này:

  • Do tôi không để ý nên đã giẫm chân lên bức tranh của cô ấy để dưới sàn nhà.
  • Các bạn nhỏ không được dẫm chân lên bãi cỏ.

Tổng kết

Như vậy, giậm chân hay dậm chân trong tiếng Việt được gọi là hiện tượng lưỡng khả của từ. Bạn có thể sử dụng một trong hai cụm từ để diễn đạt chung một ý nghĩa mà không sợ bị sai chính tả đâu nhé!

Xem thêm:

Nguyễn Lân Dũng

Giáo sư  Nguyễn Lân Dũng  là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Share
Published by
Nguyễn Lân Dũng

Recent Posts

Kim loại cứng nhất là gì? Khám phá tính chất và ứng dụng

Trong thế giới vật liệu, độ cứng không chỉ đơn thuần là một chỉ số…

6 phút ago

Kim loại nhẹ nhất là gì? Tính chất và ứng dụng

Trong thế giới vật chất, chúng ta thường tìm kiếm các yếu tố mang lại…

1 giờ ago

Hợp chất lưỡng tính là gì – Tính chất và ứng dụng

Các hợp chất lưỡng tính, một khái niệm thú vị trong hóa học, là các…

2 giờ ago

Chất làm khô khí NH₃ -Tầm quan trọng và ứng dụng trong công nghiệp

Khí (amoniac) là một hợp chất hóa học rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực,…

3 giờ ago

Nhiệt phân muối: Khám phá quy trình và ứng dụng

Nhiệt phân muối là một quá trình hóa học thú vị mà bạn có thể…

5 giờ ago

Đề thi học kì 2 Toán lớp 4 có đáp án mới nhất qua các năm

Dưới đây là một số Đề thi học kì 2 Toán lớp 4 có đáp…

23 giờ ago